jeudi 15 mars 2012

Festival International HUÊ : Requiem pour les âmes errantes


Préface
Née à la frontière de la Chine et du Vietnam, j’ai quitté à l’âge de vingt ans un pays perpétuellement en guerre. Emigrée en Occident, j’ai erré en Suisse, en Amérique du Nord et en France, travaillée dans mes profondeurs par les mêmes questions « D'où je viens ? Qui je suis? », à la recherche de racines bien ancrées dans la terre. Mais quelle terre ?
La culture traditionnelle Tay, riche de contes et de rites anciens, a bercé mon enfance d’histoires où les esprits hantent les hautes montagnes de Cao Bang et Lang Son.
Depuis mon exil, mes recherches artistiques restent liées à la nature et à la quête de nos origines. Les génies de la terre et des forêts ne sont jamais loin !
De Notre-Dame de Paris aux cathédrales de Bourgogne, de châteaux en ponts de pierre, j’ai cherché les lieux et les édifices où sont encore inscrites des traces d’âmes. Pendant des mois et des années, loin de mon pays, j’ai fréquenté leurs murs, guettant avec patience une petite faille, un passage secret qui permettrait de trouver la voie vers un ailleurs, vers l’au-delà, le monde des âmes errantes, en retrouvant ainsi l’esprit de mon enfance.
Pour écouter leur murmure, je prends un papier de soie ou du « giây do », je le pose sur la pierre, tel le tympan d’une oreille ou la peau tendue d’un tambour, et en frottant au crayon sur la surface plane, je fais apparaître les empreintes, comme les pétroglyphes de Sapa, comme une histoire.
Guidée par la mine du crayon, je suis le fil du dessin et je passe dans un autre monde, celui de la mémoire du temps où résonne l’écho de l’univers passé, de tous les continents, (d’Océanie, et d’Afrique) pays des songes sauvages, peuplés d’êtres sans noms, de chimères et d’animaux, autant d’âmes en errance.
Je reconnais à leur complainte les poèmes de toutes les souffrances de Nguyên Du, et j’entends son Requiem .




Tự Bạch


Tôi sinh ra ở miền núi nằm kẹp giữa hai xứ Việt và Hoa, nơi có nhiều dân tộc thiểu số còn giữ những bản sắc từ nhiều thế kỷ. Năm 20 tuổi, tôi giã từ quê hương máu lửa đề sinh sống tại quê người. Suốt thời gian đằng đẵng xa xứ, tôi bị thôi thúc bằng câu hỏi : Mình là ai ? và mình từ đâu tới ? Câu hỏi càng ngày càng đưa tôi đi tìm gốc rễ mình, cái gốc ăn sâu vào đất. Nhưng đất nào đây ?

Tôi vốn yêu thích thiên nhiên, và như thế trong suốt bao nhiêu năm, các tham khảo, các tranh hoạ, các điêu khắc của tôi, đều mang ý tìm cội nguồn mình qua cây cỏ . Nhớ lại ngày thơ ấu trên Cao Bằng Lạng Sơn, Mẹ ầu ơ ru con bằng ca dao Việt, mà anh chị em tôi lại lớn lên với những chuyện đường rừng của người miền núi, với thần cây thần đá, với nhạc cúng, với lễ hội lùng tùng. Tôi mang đậm dấu ấn của người Tày, mà cha tôi và bên nội là những người tiêu biểu.

Cho đến khi sống tại trời phương ngoại, tôi đã lê chân khắp mọi miền từ châu Âu đến châu Mỹ, từ tiểu bang này đến tiểu bang khác, từ Thuỵ Sĩ đến Pháp, tôi cố tìm những nơi chốn mang tính cách lịch sử, may ra còn in dấu vết của những người xưa.

Từ những chỗ cổ kính nổi tiếng nhu Vương Cung Thánh Đường Paris, đến những nhà thờ nhà nguyện nho nhỏ khiêm tốn và cả các lâu đài đồ sộ của vùng Bourgogne, những cây cầu xây bằng đá xưa hàng trăm năm, tôi lân la đến với những phiến đá, biềt đâu lại chẳng tìm ra được kẽ hở nào để ghé mắt nhìn qua một thế giới khác, thế giới bên kia của những hồn ma và thần linh ngày cũ.

Phiến đá nhiều khi như thì thào gọi. Tôi lấy giấy mỏng, loại mỏng như lụa, hay loại giấy dó, đặt lên mặt đá, căng nhu tang trống, căng như chính tai mình đang ngóng nghe. Và bút chì dưới tay tôi cứ thế nhè nhẹ làm lộ lên nét của đá, trông như chữ viết người xưa hàng bao thế kỷ, có khi gợi đến nét khắc trên các phiến đá ở vùng núi Sapa. Và cứ thế, nét bút ngòng ngoèo đưa tôi qua một thế giới mới và khác lạ, nơi tàng trữ ký ức của thời gian, của muôn vàn lục địa, của biết bao ước mộng vô danh, nơi còn những oan hồn uổng tử lãng đãng.

Và tôi chợt nhận ra tiếng kêu oan của mọi loài trong Thập Loại Chúng Sinh mà nhà đại văn hào Nguyễn Du đã tế độ.