vendredi 25 octobre 2013

les âmes errantes à l'Hay les Roses 2013

les âmes errantes, bois polychromes

Je suis venue à Huê pour travailler et immédiatement, j'ai ressenti cette empreinte mystérieuse, invisible à l'oeil nu, laissée par trop de guerres, de bombardements et de morts. La dévotion intacte des habitants au culte des ancêtres et des disparus, en particulier les âmes errantes, me dicte le besoin d'exprimer ce que je ressens et de participer aux offrandes à ma manière en travaillant avec les matériaux trouvés sur place : poteaux de bois vermoulu de maisons anciennes portant les marques d’un passé meurtri, pierres empreintes de traces d'âmes blessées, et aussi tout ce que je peux trouver par terre, comme autant de poussières de vie. Je choisis certains de ces vestiges vivants et je les assemble. Alors, redressés, reconnus, ils deviennent pour moi œuvres d'art éphémère. Ici, en Bourgogne, plus je m'éloigne de mon pays, plus je plonge dans mes racines profondes, j'avais fait la même démarche en voyant ces pieux de vignes abandonnés.


Les Âmes errantes, bois sculptés polychromes © Tô Bich HAI

Les Âmes errantes, bois sculptés polychromes © Tô Bich HAI

Les Âmes errantes, bois sculptés polychromes © Tô Bich HAI

Les Âmes errantes, bois sculptés polychromes © Tô Bich HAI

OAN HÔN : HOA TRÊN GÔ

Lần đầu tiên đến Huế để tìm sáng tạo, tôi bị lôi cuốn ngay vào cái huyền bí lung linh của khổ đau qua bao cuộc chiến. Và người dân hiền lành Huế vẫn tưởng nhớ đến người đã khuất qua các bàn thờ trong nhà ngoài ngõ cho gia đình và vong linh. Trong tôi có sức vô hình nào bắt chung tay vào việc ghi nhớ đó. Tôi dựng lên những công trình nghệ thuật làm bằng những vật liệu của ngay chính miền đất này, chọn lựa từng mẩu đá, từng cây cột nhà đã mục gỗ, đã bầm dập với thời gian và cuộc thế. Đá vâ cây trở thành nguyên liệu của sáng tác nghệ thuật, được trân trọng như những đài tưởng niệm, dù chỉ là nghệ thuật phù du.

Dessins de frottages à L'Hay les Roses 2013

Travail sur l'empreinte

Regardez le mur d’un édifice ou les pierres qui soutiennent les églises et les cathédrales, les temples et les ponts. Si, par curiosité on s’y attarde et que l’on prenne le temps d’observer, on remarque sur cette pierre bien équarrie, les coups d’outils d’un ouvrier du monde passé. Consciencieux dans son travail, d’une pierre brute il nous offre une surface plane, un miroir prêt à recevoir. Au fil du temps et des siècles, d’autres passants y mettent leur signature, leurs griffures. Certains chuchotent à la pierre leur amour secret, d’autres crient leur passion et leur désespoir ou bien lacèrent la pierre de coups de couteau pour exprimer leur colère. Certains divaguent par des arabesques, juste pour y laisser un instant de leur vie. Mais au-delà de ces traces d’âmes, qu’existe-t-il derrière ces visages pleins d’éraflures ? Quelle est l’empreinte première, depuis la nuit des temps, depuis la création de sa matière ? Qui l’ont habitée ou l’habitent encore ? Pour relever son empreinte et essayer d’écouter et voir, on peut appliquer sur cette pierre un voile de papier de soie, et la lui faire épouser par frottements et caresses comme s’il s’agissait d’une peau. Et si l’on arrive à s’oublier, à s’abandonner et devenir elle, peu à peu elle se dévoile, laissant apparaître une trame. De ce tissage de signes, de traces, élaboré à travers des millions d’années, il appartient à chacun de deviner, chercher la clé et trouver le fil qui le conduira au-delà du miroir, de l’autre côté de la rive afin d’y broder son propre message caché.


Dessins de frottages à la mine de plomb sur papier de soie

Poèmes de Nguyên Du (1766 - 1820)

Champs de bataille


Champs de bataille © Tô Bich HAI

Kìa những kẻ bài binh bố trận
Đổi mình vào cướp ấn nguyên nhung
Gió mưa sấm sét đùng đùng
Phơi thây trăm họ nên công một người.

Voici les soldats, stratèges, et généraux.
Leurs cadavres disloqués sous les balles perdues.
Par milliers, couvrent de sang rouge
Les champs de bataille.

Khi thất thế tên rơi đạn lạc
Bãi sa trường thịt nát máu rơi
Mênh mông góc bể chân trời
Nắm xương vô chủ biết rơi chốn nào?

Paquet d’os sans nom,
Où te trouver, devant l’immensité de l’horizon?

 

Pont du fleuve de l’oubli    

 
 Pont du fleuve de l’oubli © Tô Bich HAI

Gặp phải lúc đi đường lỡ bước
Cầu Nại Hà kẻ trước người sau
Mỗi người một nghiệp khác nhau
Hồn xiêu phách lạc biết đâu bây giờ?

Le pont du fleuve de l'oubli, chacun le traverse.
Chacun son tour, chacun sa destinée,
Les âmes s’égarent, où sont-elles à présent ?


Gloire passée


Gloire passée © Tô Bich HAI

Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh
Chí những lăm cất gánh non sông
Nói chi những buổi tranh hùng
Tưởng khi thế khuất, vận cùng mà đau!

Ceux qui ont voulu posséder monts et fleuves,
Se retrouvent, dans l’au-delà, unis
Aux mêmes souffrances que toutes les âmes,
En dépit de leur gloire passée.

D’or et d’argent – Vanités


D’or et d’argent – Vanités © Tô Bich HAI

Khi nằm xuống không người nhắn nhủ
Của phù vân dẫu có như không
Sống thời tiền chảy bạc ròng
Thác không đem được một đồng nào đi.

Sur son lit d'agonie, tant de recommandations,
A qui transmettre ?
Tant de richesses amassées comptent pour rien.
On a beau vivre sur des montagnes d'or et d'argent,
Pas un sou ne vous suit dans la tombe.

 

Cheval de feu


Cheval de feu © Tô Bich HAI

Trời thăm thẳm mưa gào gió thét
Khí âm huyền mờ mịt trước sau
Ngàn mây nội cỏ rầu rầu,
Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường?

Le ciel est noir, gronde la pluie, hurle le vent.
Partout des émanations mystérieuses et sombres.
Nuages et plaines se fanent.
Où sont les oraisons funèbres ?
Où sont les cultes d'hiver et les célébrations de printemps ?


MIỆT MÀI TREN DẤU ĐÁ

Hãy nhìn những bức tường của một lâu đài hay những cây cột đồ sộ của một nhà thờ lớn, làm bằng những phiến đá. Nếu ta tò mò, dừng chân và thư thả nhìn ngắm, ta có thể nhận ra trên mặt đá được gọt đẽo bằng phẳng, vết tích của những dụng cụ người xưa đã dùng. Người thợ cần cù đã biến hòn đá thô sơ thành một mặt bằng, một tấm gương sẵn sàng đón nhận. Theo dòng thời gian, từ thế kỷ này đến thế kỷ khác, kẻ qua người lại. Có những kẻ khắc trên đá chữ ký của mình, kẻ khác nguệch ngoạc, cào xé. Người thì thủ thỉ với đá mối tình sâu kín, người khác gào lên sự đam mê và tuyệt vọng, người khác nữa dùng mũi dao cào cấu đá cho thỏa cơn giận dữ. Cũng có người thung thăng bằng những uốn lượn hoa mỹ như muốn đánh dấu một dây lát thoáng qua của cuộc đời. Nhưng bên kia những dấu vết, bên kia những khuôn mặt bị cào xé này là gì? Đâu là vết tích đầu tiên, từ thuở đá là đá? Từ tạo thiên lập địa, ai đã hay còn đang ghi dấu trên đá? Để giữ lại những dấu vết trên mặt đá, để gắng nghe và nhìn, ta có thể đắp lên đá một màn giấy lụa, thực hiện một cuộc hôn phối giữa đá và giấy lụa bằng cách cọ xát và mơn trớn như một làn da. Rồi nếu quên được mình, nếu thả hồn theo đá để nên một với đá, đá sẽ từ từ xuất lộ. Hiện lên một mạng tơ. Mạng tơ dệt bằng những ký hiệu, những vết tích hình thành từ triệu năm, xin để mỗi người tìm cho mình chiếc chìa khóa hay dây tơ hồng dẫn sang bên kia tấm gương, bên kia bờ bến và dệt cho mình sứ điệp thầm kín của riêng mình.



jeudi 15 mars 2012

Festival International HUÊ : Requiem pour les âmes errantes


Préface
Née à la frontière de la Chine et du Vietnam, j’ai quitté à l’âge de vingt ans un pays perpétuellement en guerre. Emigrée en Occident, j’ai erré en Suisse, en Amérique du Nord et en France, travaillée dans mes profondeurs par les mêmes questions « D'où je viens ? Qui je suis? », à la recherche de racines bien ancrées dans la terre. Mais quelle terre ?
La culture traditionnelle Tay, riche de contes et de rites anciens, a bercé mon enfance d’histoires où les esprits hantent les hautes montagnes de Cao Bang et Lang Son.
Depuis mon exil, mes recherches artistiques restent liées à la nature et à la quête de nos origines. Les génies de la terre et des forêts ne sont jamais loin !
De Notre-Dame de Paris aux cathédrales de Bourgogne, de châteaux en ponts de pierre, j’ai cherché les lieux et les édifices où sont encore inscrites des traces d’âmes. Pendant des mois et des années, loin de mon pays, j’ai fréquenté leurs murs, guettant avec patience une petite faille, un passage secret qui permettrait de trouver la voie vers un ailleurs, vers l’au-delà, le monde des âmes errantes, en retrouvant ainsi l’esprit de mon enfance.
Pour écouter leur murmure, je prends un papier de soie ou du « giây do », je le pose sur la pierre, tel le tympan d’une oreille ou la peau tendue d’un tambour, et en frottant au crayon sur la surface plane, je fais apparaître les empreintes, comme les pétroglyphes de Sapa, comme une histoire.
Guidée par la mine du crayon, je suis le fil du dessin et je passe dans un autre monde, celui de la mémoire du temps où résonne l’écho de l’univers passé, de tous les continents, (d’Océanie, et d’Afrique) pays des songes sauvages, peuplés d’êtres sans noms, de chimères et d’animaux, autant d’âmes en errance.
Je reconnais à leur complainte les poèmes de toutes les souffrances de Nguyên Du, et j’entends son Requiem .




Tự Bạch


Tôi sinh ra ở miền núi nằm kẹp giữa hai xứ Việt và Hoa, nơi có nhiều dân tộc thiểu số còn giữ những bản sắc từ nhiều thế kỷ. Năm 20 tuổi, tôi giã từ quê hương máu lửa đề sinh sống tại quê người. Suốt thời gian đằng đẵng xa xứ, tôi bị thôi thúc bằng câu hỏi : Mình là ai ? và mình từ đâu tới ? Câu hỏi càng ngày càng đưa tôi đi tìm gốc rễ mình, cái gốc ăn sâu vào đất. Nhưng đất nào đây ?

Tôi vốn yêu thích thiên nhiên, và như thế trong suốt bao nhiêu năm, các tham khảo, các tranh hoạ, các điêu khắc của tôi, đều mang ý tìm cội nguồn mình qua cây cỏ . Nhớ lại ngày thơ ấu trên Cao Bằng Lạng Sơn, Mẹ ầu ơ ru con bằng ca dao Việt, mà anh chị em tôi lại lớn lên với những chuyện đường rừng của người miền núi, với thần cây thần đá, với nhạc cúng, với lễ hội lùng tùng. Tôi mang đậm dấu ấn của người Tày, mà cha tôi và bên nội là những người tiêu biểu.

Cho đến khi sống tại trời phương ngoại, tôi đã lê chân khắp mọi miền từ châu Âu đến châu Mỹ, từ tiểu bang này đến tiểu bang khác, từ Thuỵ Sĩ đến Pháp, tôi cố tìm những nơi chốn mang tính cách lịch sử, may ra còn in dấu vết của những người xưa.

Từ những chỗ cổ kính nổi tiếng nhu Vương Cung Thánh Đường Paris, đến những nhà thờ nhà nguyện nho nhỏ khiêm tốn và cả các lâu đài đồ sộ của vùng Bourgogne, những cây cầu xây bằng đá xưa hàng trăm năm, tôi lân la đến với những phiến đá, biềt đâu lại chẳng tìm ra được kẽ hở nào để ghé mắt nhìn qua một thế giới khác, thế giới bên kia của những hồn ma và thần linh ngày cũ.

Phiến đá nhiều khi như thì thào gọi. Tôi lấy giấy mỏng, loại mỏng như lụa, hay loại giấy dó, đặt lên mặt đá, căng nhu tang trống, căng như chính tai mình đang ngóng nghe. Và bút chì dưới tay tôi cứ thế nhè nhẹ làm lộ lên nét của đá, trông như chữ viết người xưa hàng bao thế kỷ, có khi gợi đến nét khắc trên các phiến đá ở vùng núi Sapa. Và cứ thế, nét bút ngòng ngoèo đưa tôi qua một thế giới mới và khác lạ, nơi tàng trữ ký ức của thời gian, của muôn vàn lục địa, của biết bao ước mộng vô danh, nơi còn những oan hồn uổng tử lãng đãng.

Và tôi chợt nhận ra tiếng kêu oan của mọi loài trong Thập Loại Chúng Sinh mà nhà đại văn hào Nguyễn Du đã tế độ.